NGƯỜI MẸ CỦA CÁC ĐẦU BẾP
Trong giới ẩm thực, cái tên bếp trưởng ”Lê Thị Vân“ dường như có vẻ xa lạ, nhưng nếu chỉ cần nói “Cô Sáu cây dừa“ thì tất cả mọi người đều biết ngay, thậm chí các The Chef đang nổi danh tại Sài gòn tặng riêng cho cô một cái tên rất thân thương "Má sáu".
Nghiệp duyên do trời định
Trong căn nhà thoáng rộng tại một căn hẻm nhỏ trên đường Trần Quang Diệu- Quận 03, Chef Vân (được gọi thân thương là cô Sáu) bày tỏ. Duyên nghề bếp gắn cùng cô từ độ tuổi còn rất bé, năm 1962 khi vừa tròn 15 tuổi, trong một buổi kỵ giỗ của gia đình, Vân đã “mạnh dạn” chê món cari gà do một bà cô họ nấu dở và mong muốn mình sẽ đảm đương việc bếp. Lời nói chân tình khiến bà cô không thèm ngó mặt Vân suốt 03 năm..Nhưng với tài năng thiên khiếu bẩm sinh. Vân đã làm gia đình đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì trình độ tay nghề bếp khéo léo của mình,” cái tay khoái nấu, cái miệng khoái ăn’ khiến Vân lùng sục khắp đô thị Sài Gòn những món ngon nổi tiếng từ nhà hàng, quán ăn để đem về nhà trổ tài cho cha mẹ cùng bà con họ hàng chấm thi tay nghề. Đến một ngày nọ, khi dùng món lẩu mắm kho cùng người anh trai tại một nhà hàng nổi tiếng, Vân hào hứng tuyên bố “em sẽ làm món này ngon hơn”. Miệng nói tay làm, Vân đi chợ lựa thực phẩm cùng rau và thể hiện tay nghề. Món lẩu mắm được bưng ra, các thực khách trong gia đình đã bị choáng vì sự trình bày tuyệt khéo về các loại rau trên dĩa, màu sắc tươi nguyên của cá, mực, tôm, cua đi kèm nồi lẩu thơm lừng bốc khói khiến tất cả chỉ sau gắp bún đầu tiên vào miệng đã gật gù: Vân quả là đệ nhất bếp món lẩu mắm này cho cô dù chẳng qua trường lớp nào cả.
Năm 25 tuổi, được sự động viên của bạn bè và gia đình, cô Vân mở một nhà hàng chuyên món lẩu mắm tại đường Hoàng Diệu ngay cảng Khánh Hội với cái tên “Quán Cây Dừa” thật chơn chất. Ngồi nhớ lại cô Vân cho biết: Ngày ấy, khách đến quán đông nghẹt đến mức khách còn ngồi ăn nhưng đã có người xí phần đặt bàn để thưởng thức kế tiếp rồi, cái vị thơm ngon của món ăn cùng sự ân cần của cô đầu bếp luôn tinh ý nắm được gu ăn riêng của từng thực khách khiến bao người cảm động vì tại Quán Cây dừa, ngoài việc thưởng thức khách còn cảm nhận một tình yêu quê hương qua hình ảnh mớ rau, con cá và nhất là sự chất phác hiền hòa của tập thể nhân viên dưới sự quản lý của cô Vân chủ quán kiêm bếp trưởng.
Nữ bếp trưởng lừng danh
Một chút tâm tư
“Nếu nói đến món ăn Nam bộ thì cô Sáu có đầy một bụng!”. Chi tiết
Sách Món Ăn Dân Dã Nam Bộ
Cuốn sách này được xem là một tài liệu quý báu về các món ăn chuẩn – thuần túy Việt Nam.
Đây là cuốn sách có giá trị, góp phần vào dòng sách ẩm thực Việt Nam vốn đang rất cần thiết cho các độc giả trong và ngoài nước. Cuốn sách này được xem là một tài liệu quý báu về các món ăn chuẩn – thuần túy Việt Nam.
CÁ CHẼM CHƯNG TƯƠNG
Cá chẽm mình lớn thịt ngọt, dày, lại ít xương nên được các bà nội trợ ưa chuộng. Món cá chẽm chưng tương khá lạ miệng, cũng là một nét đặc trưng khác của món ăn Nam bộ.
Vì Sao Bạn Nên Khởi Nghiệp F&B
Giúp bạn trang bị kiến thức nền, xây dựng sự tự tin vào bản thân và đủ sức vượt qua mọi trở ngại trong quá trình khởi nghiệp.
Khởi Nghiệp F&B Cần Trang Bị Gì?
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng “Chúng ta sẽ bắt đầu khởi nghiệp từ đâu ?”, dù khi bạn đang có điều kiện khởi nghiệp (một ít vốn, chút tài năng, nhà cung cấp và một vài mối quan hệ xã hội) hoặc bạn đang không có bất kỳ nguồn lực nào trong tay. Bạn tiếp tục đặt câu hỏi chất vấn bản thân “Liệu với những gì mình đang có, mình có thể khởi nghiệp ẩm thực được chưa?” Và rồi hàng loạt các câu hỏi khác hiện ra trong đầu, thôi thúc bạn không ngừng suy nghĩ.
Chuyện Con Cá Kèo
Lẩu Cá Kèo là sự kết hợp tuyệt hảo giữa vị thanh mát của các loại rau, vị chua nhẹ của me, lá giang và thịt cá kèo béo ngậy.
Món Ăn Từ Bông Súng
Lẩu bông súng – Một cái tên nghe khá lạ tai với những ai lần đầu thưởng thức món này. Món ăn được gọi theo tên của một loài cây rất phong phú của vùng đất Nam bộ – bông súng.
Pingback: NGƯỜI TẠO DỰNG TÀI SẢN QUÝ BÁU VỀ CÁC MÓN ĂN CHUẨN - THUẦN TUÝ VIỆT NAM - MÓN ĂN DÂN DÃ NAM BỘ